Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp rõ ràng khi nghe thì cho dù có cố gắng nghe đi nghe lại đến ba bốn lần nhưng vẫn không nghe được từ là từ gì, cho đến khi xem script thì lại biết từ vựng ấy và biết luôn nghĩa mà thậm chí lúc đó mới té ngửa hóa ra là từ vựng quen thuộc này như thế này sao? Nếu có thì ngay lập tức đọc bài chia sẻ về “3 nguyên nhân khiến bạn học mãi vẫn không giỏi Nghe tiếng Nhật” này nhé!
1. Bạn đã nghe đủ nhiều chưa?
Thường thì con người chúng ta ai cũng sẽ giống nhau, càng những thứ mình yếu hay không thích thì lại càng ít chú trọng để học hỏi hay đầu tư thời gian để nâng cao, ngược lại sẽ hay trốn tránh và cứ như vậy những điều kém sẽ vẫn cứ tiếp diễn.
Vậy thì cách duy nhất để cải thiện chỉ có thể là hằng ngày đối diện với nó luyện nó nhiều hơn để thấu hiểu được nó.
Đối với việc kém nghe và những bạn gặp phải tình trạng ở trên cũng vậy. Chúng ta nghe từ đó thì không biết là từ gì nhưng khi xem lại script thì lại biết, nghĩa là chúng ta chưa quen với âm thanh ấy. Mà lý do chưa quen là bởi chúng ta học từ vựng bằng cách nhìn rồi học thuộc chứ không phải bằng cách nghe rồi thuộc.
Luyện nghe thật nhiều để quen với giọng đọc của người Nhật
Thử tượng tưởng khi ngày nào chúng ta cũng nghe rồi học theo từ vựng học cách phát âm chuẩn của từ vựng ấy thì chẳng phải đến lúc gặp lại chúng ta sẽ thấy quen thuộc và từ vựng ấy cũng lọt ngay vào tai của chúng ta hay sao?
Học từ vựng, ngữ pháp các bạn hãy cố gắng học theo file nghe nhé, đừng chỉ nhìn giấy rồi học thuộc, hãy để đôi tai của các bạn quen dần với tiếng Nhật.
2. Bạn có ghi chép trong quá trình nghe không?
Khi nghe bạn có bao giờ ghi chép không? Nếu câu trả lời là không thì mình khuyên các bạn nên tập thói quen ghi chép. Bởi khi mình có ghi chép tức là mình đã ghi được những gì mà bản thân có thể nghe để sau khi nghe xong có thể dựa vào đó để chọn đáp án hoặc đoán ý của bài nghe.
Nhiều từ nghe không biết nghĩa các bạn có thể nghe âm thanh mà các bạn nghe được bằng tiếng Việt cũng được, ví dụ như: khi nghe đến từ 介護(かいご)các bạn koong biết nghĩa vì chưa học tới nhưng các bạn hoàn toàn có thể ghi chép bằng tiếng Việt là “cai gô”. Sau khi ghi chép xong thì các bạn có thể thông qua đó học từ mới luôn.
Như vậy chẳng phải vừa học nghe cũng bổ sung được từ vựng và ngữ pháp mới hay sao.
3. Bạn đã thử đoán ý của câu văn dựa vào ngữ điệu và văn cảnh chưa?
Nghe tiếng Nhật nói chung hay JLPT nói riêng thì không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nghe và hiểu hết được những từ vựng xuất hiện trong bài. Thế nên kỹ năng đoán ý của từ vựng cúng cần tận dụng triệt để.
Ví dụ khi bạn nghe câu: 寿司を食べないことはないですがあまり好きではない。
Nếu như trong câu này bạn chưa học đến ngữ pháp ~ないことはない thì khi nghe các bạn cũng hãy tập đoán ý sang tiếng Việt xem nhé.
Trong câu họ nhắc về ăn sushi và vế sau của nó có nói đến là không thích lắm vậy sang tiếng Việt mà hợp lý thì chỉ có thể đoán là: À chắc có lẽ là họ không hẳn là không ăn sushi mà chỉ là không thích lắm thôi.
Đó kiểu vậy chúng ta hãy cứ tập đoán trước khi tra từ vựng và ngữ pháp mới để hiểu ý câu nói trước. Rồi khi tra sẽ nhớ sâu và lâu hơn.
Vậy là các bạn đã biết lý do "3 nguyên nhân bạn học mãi vẫn không giỏi Nghe tiếng Nhật" rồi nhé. Hãy thử những cách trên trong 1 tháng để thấy sự cải thiện trong quá trình nghe tiếng Nhật nhé các bạn!
Ngoài ra để tham khảo các khóa học tại Dũng Mori các bạn có thể liên hệ với chúng mình qua:
https://m.me/1595926847401625?ref=seo
===> Xem thêm: Đừng ngại tiếng Nhật khó quan trọng là giám vượt khó để học không?