Do các đặc điểm ngôn ngữ và thói quen phát âm của mỗi ngôn ngữ khác nhau rất nhiều, đặc biệt là tiếng Nhật lại là một ngôn ngữ khá khó cho người Việt nên rất nhiều người học tiếng Nhật online bị mắc phải lỗi phát âm. Vậy những lỗi phổ biến gặp phải khi phát âm tiếng Nhật là gì và làm sao để khắc phục được những lỗi đó? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các lỗi sai cơ bản khi phát âm tiếng Nhật 

Các bạn học tiếng Nhật online thường phát âm sai một số từ như bảng dưới đây. Bạn nên nghe nhiều và lưu ý cách phát âm của người Nhật trong quá trình học để phát âm được chuẩn hơn:

 
し    Shi    Âm này thường bị nhầm với si. Bạn cần phát âm mạnh để bật hơi rõ ràng
た;と  Ta, to     Phiên âm của 2 chữ này là ta, to nhưng người Nhật hay đọc thành “tha, tho” nên hãy gây nhầm lẫn khi học tiếng Nhật cho người mới bắt đầu
Tsu Âm này hay bị nhầm với chữ su. Bạn cần khép hai răng lại, đưa lưỡi chạm vào hàm trên và bật hơi ra.
ら;り;る;れ;ろ Ra; ri; ru; re; ro Phiên âm là chữ r nhưng các chữ cái trong hàng ra được người Nhật phát âm gần giống với chữ l hơn
Fu Phiên âm là “fu” nhưng khi phát âm thì như là một nửa chữ “fu” một nửa chữ “hu” nên hay gây nhầm

Trường âm

Trường âm là cách gọi các âm có cách đọc kéo dài trong tiếng Nhật. Trường âm có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó. Cụ thể như sau:
  • Trường âm của hàng あlà あ. Ví dụ: お母さん (okaasan);おばさん(obaasan).
  • Trường âm của hàng い là い. Ví dụ: おじいさん (ojiisan);おにいさん(oniisan).
  • Trường âm của hàng う làう. Ví dụ: 空気(kuuki);ゆうべ(yuube)
  • Trường âm của hàng え làい. Ví dụ: 時計(tokei);せんせい(sensei). Chú ý: khi đóng vai trò là trường âm của hàng e thì chữ i phát âm thành ê. Ví dụ: tokee; sensee
Trường âm của hàng お làう. Ví dụ: とおり;こうえん

Phát âm sai trường âm khiến giao tiếp khó khăn

Trong Katakana, trường âm được kí hiệu bằng dấu gạch ngang. Những kiến thức về trường âm khá đơn giản nhưng rất nhiều người học tiếng Nhật online không để ý dẫn đến phát âm sai, gây khó khăn thậm chí là hiểu nhầm khi giao tiếp. Các bạn học học tiếng Nhật online  miễn phí cần phải lưu ý đến lỗi sai này và có cách khắc phục hợp lý.

Âm ngắt

Chúng ta gọi っ là âm ngắt. Khi đọc, っ sẽ ngắt từ ngữ ra thành 2 bộ phận. Khi viết chúng ta sẽ nhận thấy âm ngắt được viết nhỏ hơn so với những chữ cái thông thường (っ), khi đứng bên cạnh những chữ tiếng Nhật khác, âm ngắt thấp hơn và hơi lui về phía bên trái (Ví dụ: きっさてん (kissaten): quán giải khát). âm ngắt thường xuất hiện trong các chữ mà kế tiếp âm ngắt đó thuộc các hàng か (ka); さ (sa); た (ta); ぱ (pa).

Bạn cần lưu ý đến cách đọc đúng âm ngắt
Quy tắc đọc/ phiên âm các chữ có âm ngắt là ta sẽ gấp đôi phụ âm ngay đằng sau âm ngắt (lưu ý cho các bạn học tiếng Nhật online, khi phiên âm âm ngắt, chỉ gấp đôi phụ âm ngay sau nó mà không phiên âm っ- tsu). Quy tắc đọc âm ngắt rất đơn giản nhưng rất nhiều người không lưu ý, dẫn đến đọc sai. Ví dụ như sau:
いぱい: được phiên âm “ipai” nhưng khi chứa âm ngắt sẽ được viết là いっぱい: không được phiên âm là “itsupai” mà phải được phiên âm là “ippai” (một chén).
けこん (kekon) có xuất hiện âm ngắt chuyển thành けっこん (kekkon- kết hôn).
はぴょう(hapyo) có xuất hiện âm ngắt chuyển thành はっぴょう (happyo- phát biểu).

Âm mũi


Âm mũi có cách đọc khác nhau tùy theo từng trường hợp
 
Có 3 cách Âm mũi () đọc là n, m và ng, phụ thuộc vào các trường hợp khác nhau như sau: 
  • Đọc thành m khi đứng trước các phụ âm p, b, m. Ví dụ như empitsu (bút chì) ; memma (măng) ; sambyaku (300)
  • Đọc thành ng khi đứng trước các phụ âm k, w, g. Ví dụ như kongkai (lần này) ; konggetsu (tháng này)
  • Đọc thành n các trường hợp còn lại. Ví dụ konnichiwa (chào buổi chiều) ; nannichi (ngày bao nhiêu) 
Tuy, không phải lúc nào người Nhật cũng phát âm âm ngắt theo quy tắc trên. Tùy vào thói quen hoặc vùng miền, nhiều người sẽ nhầm lẫn giữa m và ng. Cũng bởi vậy, khi giao tiếp, bạn sẽ bị mắc lỗi về âm mũi mà không hề nhận ra.
 
Trên đây là những lỗi sai về phát âm mà mọi người hay gặp phải trong quá trình tự học tiếng Nhật online. Để sửa được những lỗi này, bạn cần phải luyện tập thật nhiều với thái độ luyện tập nghiêm túc, sẵn sàng sửa lỗi của mình. Chúc các bạn thành công.