Một khảo sát cho thấy đa phần học viên không ôn luyện nhiều phần nghe hiểu trước khi thi JLPT. Nhưng sau khi thi, phải đến 75% bạn trả lời rằng làm phần nghe hiểu ổn hơn phần đọc hiểu. Vậy thì tại sao chúng ta không thử thay đổi chiến thuật? Chiến thuật “Phát huy điểm mạnh thay vì chỉ tập trung khắc phục điểm yếu”. Hãy cùng tìm hiểu chiến thuật này và nghe Dũng Mori chia sẻ các mẹo bứt phá điểm đỗ JLPT tại bài viết dưới đây nhé!
Chiến thuật “Phát huy điểm mạnh thay vì chỉ tập trung khắc phục điểm yếu” là gì?
Kì thi JLPT có độ phủ sóng đến hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng học viên tham gia lên đến hàng trăm nghìn người. Bên cạnh số lượng học viên đỗ thì số lượng học viên trượt lên đến 70%. Lý do nào khiến số lượng học viên trượt JLPT nhiều đến vậy? Câu trả lời nhiều nhất nhận được từ các bạn học viên là “không đủ điểm đỗ”.
JLPT với tổng điểm là 180 điểm, trong đó điểm đỗ từng cấp độ sẽ có sự khác nhau, cụ thể là:
・N5: 80 điểm
・N4: 90 điểm
・N3: 95 điểm
・N2: 90 điểm
・N1: 100 điểm
Điểm liệt của các phần thi là 19 điểm. Nhưng nếu 3 phần thi chỉ đủ để qua điểm liệt thì bạn sẽ không đủ điểm đỗ, chạm tới tấm bằng JLPT.
Do đó, sẽ có rất nhiều bạn lựa chọn tập trung tối đa thời gian chỉ để ôn luyện phần đọc hiểu. Trong khi đọc hiểu là phần khá khó nhằn, mất nhiều thời gian luyện tập mà phong độ làm bài lên xuống thất thường. Trái với đó, phần nghe hiểu lại là phần chỉ cần luyện tập trong một thời gian ngắn thì hoàn toàn có thể kỳ vọng lấy được điểm cao. Vậy tại sao chúng ta không thử cân bằng lại, dành thêm thời gian luyện nghe hiểu thay vì chỉ tập trung vào đọc hiểu”. Sau đây Dũng Mori sẽ chia sẻ đến bạn các mẹo làm bài nghe hiểu tiếng Nhật để bứt phá điểm đỗ JLPT.
1. Làm quen với các dạng bài trong đề thi nghe hiểu
Điểm quan trọng nhất khi luyện phần thi nghe hiểu là làm quen với các dạng bài trong đề thi.
Hàng ngày bạn chỉ cần nghe rồi sử dụng một đoạn đoạn tiếng Nhật với nội dung giống nhau, tự nhiên bạn sẽ nói ra được mà không cần phải suy nghĩ.
Ví dụ khi đi làm thêm ở quán ăn, hàng ngày đi làm đều được nghe và phải nói những câu như là : いらっしゃいませ、ありがとうございます、またお越しくださいませ.......
Một thời gian sau, khi gặp khách hàng bạn sẽ tự nhiên phản xạ nói ra những từ đó trong vô thức. Tất nhiên để có được phản xạ đó, chúng ta phải luyện tập hàng ngày bằng cách nghe và nói nhiều.
Bạn chỉ cần nghe CD trong 5 phút đầu giờ học, lặp lại các câu hỏi và trả lời sẽ dần thấy có hiệu quả. Nếu tạo được thói quen này hàng ngày, chắc chắn có thể tăng thêm được điểm phần nghe hiểu.
Hơn nữa việc tìm hiểu, làm quen với các dạng bài rồi tự luyện tập trước cũng giúp bạn khỏi cảm giác bị động, quen thuộc với giọng điệu và tốc độ của người nói trong băng. Từ đó quá trình nghe khi làm đề thi thật cũng sẽ thuận lợi hơn.
Vậy thì phương pháp luyện tập như thế nào là tốt nhất, hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
2. Làm quen với ngôn ngữ nói
Ngôn ngữ nói, còn gọi là khẩu ngữ, văn nói, có thể hiểu đơn giản là lời nói trong giao tiếp hàng ngày với bạn bè, người thân xung quanh. Do vậy, các đoạn hội thoại phần thi nghe hiểu đa phần sẽ sử dụng văn nói.
Điểm mấu chốt để lấy được điểm cao trong phần thi nghe hiểu là làm quen với ngôn ngữ nói. Người học sẽ cảm thấy phần nghe khó vì chỉ được nghe 1 lần mà phải biết đúng nghĩa của từ vựng luôn. Trong khi, người học trình độ sơ cấp (N5) lại chỉ quen dùng thể ます trong giao tiếp mà không biết hoặc không quen dùng từ vựng dưới thể thông thường, thể rút gọn. Vì thế, việc luyện tập để làm quen với ngôn ngữ nói là hết sức cần thiết.
Các bạn hãy xem lại một lượt cách chia của thể thông thường, thể rút gọn. Sau đó luyện tập với các đoạn hội thoại ngắn như dạng bài 即時応答 (Trả lời nhanh), mondai 4 của đề N4. Vì những mẩu hội thoại ngắn sẽ không làm cho bạn quá áp lực và nội dung được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nên dễ dàng ghi nhớ.
Ví dụ về các dạng rút gọn như là:
・この仕事やっておいてください。
→ この仕事やっといて。
・また失敗してしまった。
→また失敗しちゃった。
・今日は早く帰らないといけません。
→今日は早く帰らないと。
・山田さんが明日休むと言っていました。
→山田さん、明日休むって。
・違う電車に乗ってしまいました。
→ちがう電車に乗っちゃったね。
・それに触ってはいけません。
→それ、触っちゃだめ。
・授業がもうすぐ始まってしまいます。
→もうすぐ始まっちゃう。
Gợi ý cách làm dạng bài 即時応答 (Trả lời nhanh)
- Giải thích: Đây là dạng bài chúng ta sẽ nghe một đoạn hội thoại ngắn như câu hỏi, lời nhờ vả hay than phiền,... Sau đó sẽ chọn câu trả lời thích hợp.
- Gợi ý nội dung: Đây là các đoạn hội thoại với chủ đề hết sức tự nhiên, gần gũi trong cuộc sống hàng ngày tại chỗ làm, trường học,...
・Lời nói bày tỏ tình cảm, cảm xúc
・Lời nhờ vả làm một việc gì đó
・Cách nói cố định như khi chào hỏi
Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều cách nói không rõ ràng, ý nghĩa mơ hồ.
- Các từ vựng thường xuất hiện: (Phía câu trả lời) あ、ああ、えっ、いや、では、じゃあ、おかげ(さま)で、確かに
Ví dụ về 1 câu trong dạng bài này:
女:また、失敗しちゃった。男 |