Mục lục

1. Hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật

2. Bảng chữ Hiragana

3. Bảng chữ Katakana    

4. Mẹo học bảng chữ cái

5. Một số khái niệm về các loại âm trong tiếng Nhật

1. Hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật

Tiếng Nhật sử dụng 3 hệ thống chữ viết chính: Hiragana, Katakana và chữ Hán (Kanji). Hiragana và Katakana là các chữ tượng âm, biểu thị âm tiết khi nói. Cho nên, chữ KANA (viết tắt của Hiragana và Katakana) không có ý nghĩa trong bản thân chữ đó.  Trong khi chữ Hán (Kanji) là các chữ tượng hình, biểu thị ý nghĩa.

Việc sáng tạo ra chữ KANA là một phát minh tuyệt vời, đầy sáng tạo của người Nhật để thể hiện một cách đầy đủ và phong phú ngôn ngữ của mình. 

Tóm tắt về quá trình hình thành hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật:

▶︎ Ch Hiragana: hay còn được người học Việt Nam gọi là “chữ mềm” vì chúng có các đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển.

Hiragana là một phiên bản đơn giản hóa của chữ Hán, thường được dùng để biểu thị âm nói tiếng Nhật. Hiragana dùng để phiên âm chữ Kanji cho dễ đọc, gọi là furigana (振り仮名)

Hiragana được sử dụng rộng rãi trong việc viết các từ vựng, cụm từ và trong các ngữ cảnh thông thường. Và cũng được sử dụng để viết hậu tố và trợ từ trong câu, đồng thời còn dùng để viết các từ ngữ gốc Nhật.

 (Nguồn gốc bảng chữ Hiragana)

▶︎ Ch Katakana: hay còn được gọi là “chữ cứng” vì có đường nét thẳng, cong và gấp khúc. Được tạo thành bằng cách lấy một phần của chữ Hán. Chữ Katakana thường được dùng để biểu thị từ ngoại lai, từ vựng về động thực vật dùng trong khoa học, từ láy tượng thanh, từ láy tượng hình, … Ngoài ra, thường được dùng trong trường hợp cần nhấn mạnh hoặc để tạo cảm giác “cool ngầu” của ngôn ngữ nước ngoài (tiếng Anh). Cho nên, ngày nay chữ Katakana dần được sử dụng rộng rãi hơn, nhất là đối với giới trẻ. Vì vậy, để tiếp cận nhanh với tiếng Nhật thì việc thành thạo bảng chữ cái Katakana là cực kỳ cần thiết.

 (Nguồn gốc bảng chữ Katakana)

Lưu ý: 2 bảng chữ cái này có cách viết và cách sử dụng khác nhau. Nhưng cách phát âm, các âm đục, âm bán đục, âm ghép là hoàn toàn giống nhau.

▶︎ Ch Hán (Kanji) là hệ thống chữ viết có nguồn gốc từ Trung Quốc sau đó được du nhập vào các nước Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Chữ Hán trong tiếng Nhật được gọi là Kanji (漢字 Hán tự). Khác với chữ Hiragana và Katakana, chữ Hán được dùng để biểu thị ý nghĩa. Chữ Hán trong tiếng Nhật có ít nhất 2 cách đọc là On-yomi (音読み)- cách đọc theo âm Hán và Kun-yomi (訓読み) - cách đọc thuần Nhật. Tiếng Nhật hiện đại sử dụng khoảng 2000 chữ Hán thông dụng.

Kanji là hệ thống chữ viết quan trọng nhất, viết bằng các kí hiệu hoặc hình ảnh biểu thị ý nghĩa của từng chữ. 

Tuy bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng bản thân người Nhật cũng tự sáng tạo ra các chữ Kanji mới và thay đổi ý nghĩa vốn có của nhiều chữ Hán, tạo nên nét độc đáo trong ngôn ngữ.

Kanji được sử dụng rộng rãi trong văn bản chính thống, báo chí và các tài liệu quan trọng. Việc học Kanji là phần học cực kì thách thức đối với người học tiếng Nhật. 

Nhờ sự kết hợp thú vị giữa 3 hệ thống chữ viết: Hiragana, Katakana và Kanji mà tiếng Nhật trở nên khác biệt hoàn toàn so với tiếng Trung.

▶︎ Ch latinh (Romaji  ローマ字)

Ngoài ra trong tiếng Nhật cũng sử dụng hệ thống chữ Latinh để biểu thị cách đọc tiếng Nhật cho người nước ngoài hoặc sử dụng để viết các kí hiệu. Chữ latinh trong tiếng Nhật chỉ 26 chữ trong bảng chữ cái tiếng Anh, có nguồn gốc từ chữ la tinh được người Roma sử dụng.

Từ đầu thế kỉ 16, các nhà truyền đạo Kito người Bồ Đào Nha đã Latinh hoá tiếng Nhật để dễ bề truyền giáo. Mãi đến năm 1867, một nhà truyền giáo người Mỹ đã sáng tạo ra hệ thống chuyển tự một đối một từ Kana sang Romaji.

Tuy nhiên nó không phải là hệ thống chữ viết chính thống trong tiếng Nhật.

2. Bảng chữ Hiragana

Bảng chữ Hiragana bao gồm:  46 âm đơn, 20 âm đục (âm có 〝 ( てんてん  tenten)), 5 âm bán đục (âm có ° (まる maru)), 33 âm ghép (âm được tạo bởi 1 chữ hiragana và 1 chữ hiragana nhỏ bên phải)

Trong 46 âm đơn, có:

5 nguyên âm riêng lẻ (あ a | い i | う u | え e | お o)

40 âm còn lại được tạo thành bởi một phụ âm cộng với một nguyên âm.

を với vai trò là trợ từ trong câu, không ghép với các âm khác để tạo thành từ vựng.

Khi nói/ đọc, trong vai trò là trợ từ trong câu, chữ は đọc là “wa” giống như chữ わ.

Cuối cùng ん đại diện cho âm “n”. Đây là phụ âm duy nhất có thể xuất hiện mà không có nguyên âm ghép nối.

Cách viết: từ trái sang phải, thứ tự viết các nét theo đúng quy tắc:

Link tải pdf bảng chữ Hiragana: Tại đây

Link tải pdf luyện viết Hiragana: Tại đây

(Video hướng dẫn cách đọc)

3. Bảng chữ Katakana

Bảng chữ cái Katakana cũng bao gồm 46 ký tự cơ bản, và các biến thể âm đục, âm bán đục, và âm ghép.

Link tải pdf bảng chữ Katakana: Tại đây

Link tải pdf luyện viết Katakana: Tại đây

Video hướng dẫn cách đọc: Phần 1         Phần 2

Ngoài biểu thị từ mượn gốc nước ngoài hay mục đích nhấn mạnh nội dung, chữ Katakana được dùng để phiên âm tên của người/ địa danh nước ngoài. Do đó, việc học chữ Katakana càng trở nên cần thiết.

Hình dung cách người Nhật tạo nên những từ vựng mới sử dụng chữ Katakana:

 Tiếng Anh

 Cách người Nhật đọc

 Phiên âm romaji

 Tiếng Nhật

 Camera

 Ca mê ra

 kamera

 カメラ

 Game

 Gê mư

 ge-mu

 ゲーム

 America

 A mê ri ca

 amerika

 アメリカ

 Juice

 Jiu sự

 ju-su

 ジュース

4. Mẹo học bảng chữ cái

- Với bảng chứ mềm Hiragana thì bạn sẽ học theo hàng ngang, học từng âm một. Ngay từ những nét chữ đầu hãy viết thật chậm và nắn nót. 

- Liên tưởng bằng hình ảnh: hãy thử liên tưởng hình dạng của chữ cái với một đồ vật hoặc hình ảnh quen thuộc. Hình ảnh sẽ giúp bạn nhớ ngay đến chữ cái đó khi mới vừa lướt qua, giúp bạn nhớ chữ nhanh hơn. Với bảng chữ cái Hiragana mỗi chữ đều có thể liên tưởng đến 1 hình ảnh.

- Dán bảng chữ cái lên góc học tập, nhà bếp, nơi mà mình dễ dàng nhìn thấy.

- Ôn tập bằng flashcards, mặt trước bạn ghi chữ mặt sau bạn ghi cách đọc. Xem lại flashcard thường xuyên để củng cố trí nhớ của bạn về các chữ đã học.

- Luyện viết thật nhiều lần, mỗi lần viết đọc lên thành tiếng để ghi nhớ từ trong đầu. Bạn có thể tải bản pdf luyện viết Hiragana

- Tích cực đọc các chữ tiếng Nhật mà bạn gặp ở bất kì đâu. Có rất ít người mới bắt đầu học tiếng Nhật không biết rằng, vừa đọc thật to vừa viết là cách học cực kì hiệu quả. Nó không chỉ giúp ghi nhớ mặt chữ mà còn để đôi tai làm quen với âm thanh ngôn ngữ mới. Từ đó sẽ tạo ra bước đệm cho khả năng nghe hiểu- một kĩ năng rất quan trọng khi học ngoại ngữ. Cho nên, hãy thật kiên nhẫn duy trì thói quen này nhé.

- Luyện tập gõ tiếng Nhật trên điện thoại và máy tính để nhớ được cách đọc và mặt chữ.

 Xem thêm: Cách cài đặt bộ gõ tiếng Nhật trên điện thoại và máy tính.

- Khi luyện tập bằng cách đọc các từ vựng ghép bởi các chữ cái đã học, hãy cố gắng ghi nhớ càng nhiều càng tốt. Ví dụ nếu như bạn đang học 15 chữ cái đầu, lúc này hãy ghi nhớ các từ vựng như là:

あい (ai) Tình yêu

いえ (ie) Nhà

えき(eki) Nhà ga

きく(kiku) Nghe

Kết hợp song song như vậy sẽ tích góp dần vốn từ vựng, tạo ra hứng thú cho người mới bắt đầu học. Đồng thời cũng tạo nền tảng cho giai đoạn học tiếp theo. Cao thủ không bằng tranh thủ đúng không nào?

- Học qua bài hát cũng là một cách thú vị và hiệu quả để tăng khả năng nhớ và phát âm đúng các chữ cái. Đây là một phương pháp khoa học được áp dụng ở phổ biến ở các trường mẫu giáo tại Nhật. Hãy thử nghe và nhẩm theo bài hát để kiểm chứng sự hiệu quả ở Video này nhé!

- Không đợi đến lúc nhớ thành thục 100% bảng chữ cái mới tiếp tục học lên. Hãy đặt cho mình giới hạn thời gian học chữ cái, sau khi hết thời hạn đó hãy tiếp tục chương trình học để tránh bị nản. 

Để việc học lên không bị gián đoạn, bạn có thể tham khảo lộ trình học cho người mới bắt đầu tại đây.

Mọi công trình kỳ vĩ đều khởi đầu từ viên gạch đầu tiên, và ngoại ngữ cũng vậy. Hi vọng với những mẹo học bảng chữ cái tiếng Nhật mà Dũng Mori vừa cung cấp sẽ giúp quá trình học của bạn hiệu quả và thú vị hơn.

5. Một số khái niệm thường gặp

- Kana: Hệ thống kí hiệu âm tiết trong tiếng Nhật, chỉ chung chữ Hiranga và Katakana

- Furigana: Cách đọc được đính kèm vào chữ Hán. Ví dụ: 母 はは

- Okurigana: Phần chữ Hiragana theo sau chữ Hán của từ vựng

- Âm đục: Chỉ âm tiết của chữ có dấu 〝(tenten) như: ざ、が、だ、ザ、ガ、ダ、…

- Âm bán đục: Chỉ âm tiết có dấu  ° (maru) như: ぱ、ぴ、ぷ、パ、ピ、プ

- Âm trong/ âm không đục: Chỉ âm tiết không có dấu 〝 (tenten) ° (maru)

- Trường âm: Chỉ âm kéo dài, khi đọc lên ta sẽ kéo dài gấp đôi âm bình thường như ビー trong ビール (bia)、 かあ trong おかあさん(em bé)、…. Người ta dùng 5 nguyên âm あ、い、う、え、お (a, i, u, e, o) trong tiếng Nhật để tạo trường âm. 

- Âm ghép: Chỉ âm mà được kết hợp bải một chữ kana và một chữ kana nhỏ khác ở bên phải. Sử dụng 3 chữ cái ya (), yu (), yo () ghép vào các chữ cái thuộc cột i (trừ chữ i) để tạo thành âm ghép. Chữ ya, yu, yo cần viết nhỏ hơn, hoặc bằng ½ chữ cái đầu thuộc cột i đứng trước nó.

Ví dụ: きゃ、しゅ、ちょ、キャ、シュ、チョ 、…

- Âm ngắt: Chỉ âm っ(つ nhỏ)trong tiếng Nhật gọi là sokuon để chỉ phụ âm đôi. Trong romaji nó được thể hiện bằng cách viết hai lần phụ âm theo sau nó. Ví dụ: っ trong từ がっこう(trường học) đọc là gakkou.

- Âm mũi : Chỉ âm ん