Tiếng Nhật có tất cả bao nhiêu bảng chữ cái? Làm thế nào để nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật nhanh nhất? Trong bài viết này, Dungmori sẽ giải thích chi tiết những thắc mắc dành cho người mới bắt đầu học tiếng Nhật.

 

1. Bảng chữ cái Hiragana

Hiragana hay còn gọi là bảng chữ mềm trong tiếng Nhật, thường được sử dụng rộng rãi trong văn viết, để viết các từ gốc tiếng Nhật, từ ngữ không có chữ Kanji tương ứng, và để viết phần ngữ pháp như đuôi động từ, tính từ, trợ từ. Katakana cũng bao gồm 46 chữ cơ bản. Ngoài ra, bạn có thể xem thêm bài giảng chi tiết của thầy Dũng về bảng chữ cái Hiragana.

 

2. Bảng chữ cái Katakana

Katakana hay còn gọi là bảng chữ cứng trong tiếng Nhật, thường được sử dụng để phiên âm những từ ngoại lai, từ mượn của nước ngoài, tên riêng, địa danh, hoặc khi muốn nhấn mạnh trong văn bản (giống chữ in hoa của tiếng Việt). Katakana cũng có 46 ký tự cơ bản và một số biến thể giống như Hiragana.

 

3. Chữ Kanji

Chữ Kanji hay còn gọi là chữ Hán, trong tiếng Nhật được mượn từ Trung Quốc. Chữ Kanji được sử dụng để rút ngắn câu, mỗi chữ Kanji sẽ mang một ý nghĩa riêng giúp người đọc hiểu được từ vựng và ngữ cảnh của câu. Có tất cả khoảng hơn 2000 chữ Kanji được sử dụng thường thường xuyên trong đời sống hàng ngày. 

Mỗi bảng chữ cái đều mang 1 ý nghĩa riêng và đều quan trọng trong quá trình học tiếng Nhật, thế nên bắt buộc người học cần ghi nhớ. Tuy nhiên, người mới bắt đầu sẽ làm quen với 2 bảng Hiragana và Katakana trước, còn chữ Kanji sẽ được học dần dần qua mỗi cấp độ. 

4. Cách nhớ nhanh dành cho người mới bắt đầu

Dưới đây là 3 cách để nhớ bảng chữ cái tiếng Nhật cho người mới bắt đầu, đã được hàng trăm nghìn người học tiếng Nhật áp dụng thành công, bạn có thể tham khảo nhé!

 

- Sử dụng Flashcards:

Không chỉ với bảng chữ cái tiếng Nhật, cách học bằng Flashcard được áp dụng học với rất nhiều ngôn ngữ khác, bởi cách học này vừa nhanh, vừa hiệu quả. Bạn có thể tự làm Flashcard để học như sau:

+ Sử dụng tấm bìa cứng, sau đó cắt ra thành từng thẻ vuông chiều dài/rộng khoảng 5-7cm, để dễ cầm nắm, xếp gọn và có thể mang đi thuận tiện.

+ Mặt trước của thẻ ghi chữ cái Hiragana/Katakana/Kanji còn mặt sau ghi cách đọc chữ bằng Romaji, có thể thêm phần giải thích nghĩa đối với chữ Kanji.

+ Sau đó trộn lẫn lộn tất cả thẻ lại với nhau, bốc ngẫu nhiên và đọc.

Lưu ý: trong quá trình học, nếu có chữ nào chưa nhớ thì bạn hãy để riêng thẻ đó ra chỗ khác, và đọc đi đọc lại nhiều lần tới khi nào nhớ thì thôi.
 

- Luyện viết và đọc nhiều lần: 

Cách nhớ bảng chữ cái và Kanji bằng Flashcard sẽ chỉ nhớ được một phần của mặt chữ thôi, ngoài cách đọc và nhớ mặt chữ thì bạn cần phải nhớ cách viết của chữ đó nữa. Ngay từ đâu, bạn hãy học cách viết đúng thứ tự các nét của từng chữ nhé! Việc luyện viết thường xuyên là điều cực kỳ cần thiết trong quá trình học tiếng Nhật.

Để tốt nhất, bạn nên chuẩn bị 1 cuốn vở ô li và bút chì 2B. Luyện viết 10-15 chữ mỗi ngày, chỉ khoảng 3-5 ngày là bạn có thể thuộc hết bảng chữ cái Hiragana hoặc Katakana rồi.

 

- Học cùng bạn bè:

Ngoài những cách trên, bạn có thể tham gia học cùng nhóm bạn. Việc học và trao đổi cùng nhau sẽ giúp bạn dễ dàng kết nối và được vận dụng thực hành luôn kiến thức đã học vào thực tế. 

Dù học bằng cách nào thì cũng đều cần phải luyện tập thường xuyên thì mới mang lại hiệu quả cao. Hãy cố gắng kiên trì để đạt được mục tiêu cao nhất nhé!