Link: Mẫu thiết kế lịch năm 2021
Có một câu nói đại ý như thế này: Cố gắng hết sức để sau này dù có ra sao cũng không phải hối tiếc. Vậy nhưng khi cố gắng hết mình mà kết quả không như ý chắc hẳn ít nhiều trong số chúng ta cũng sẽ phiền lòng đúng không nào. Với tất cả mọi việc nói chung và trong học tiếng Nhật nói riêng khi không đạt kết quả như ý chúng ta sẽ rất dễ mất động lực. Vậy trong việc học tiếng Nhật: “Làm thế nào để lấy lại động lực học sau khi trượt kì thi JLPT”.
1.Xem lại kết quả thi
Thông thường khi thi xong có kết quả thi hầu hết các bạn chỉ xem điểm xong là xong, nếu báo đỗ thì biết là đỗ, báo trượt thì biết là trượt, ít ai quan tâm đến xem liệu mình đã làm đúng phần nào sai phần nào, vì sao lại sai?
Vậy nên khi trượt chúng ta không biết do đâu mà mình trượt. Mình có thể khắc phục nó ra sao? Và làm thế nào để khắc phục.
Để trả lời những câu hỏi đó thì việc xem lại kết quả thi một cách cẩn thận sau khi biết điểm thi là một việc rất cần thiết. Bởi khi xem lại điểm chúng ta sẽ biết được chúng ta đang yếu ở phần nào, điểm phần nào đã ổn phần nào chưa ổn. Để từ đó chúng ta có định hướng cho bản thân hơn.
Xem lại kết quả thi JLPT để biết mình đang yếu phần nào?
Phân tích điểm thi kết hợp với việc so lại đáp án đề thi trên mạng xem mình đã sai ở đâu. Những lỗi sai ấy bắt nguồn từ đâu, là do hổng kiến thức hay do mình nhẫm lần. Ghi chép lại một cách cẩn thận những lỗi sai để mình lên kế hoạch ôn thi JLPT cho những lần thi tiếp theo.
2.Không trì hoãn việc học
Đừng bao giờ chìm đắm trong những thất bại mà trì hoãn những việc hiện tại. Bởi việc ở quá khứ đã qua thì chẳng thể làm lại được, nhưng việc ở tương lai nếu muốn thay đổi thì hãy bắt đầu luôn từ hiện tại.
Việc học cũng vậy các bạn hãy luôn xác định mục tiêu và bắt đầu ngay để thực hiện mục tiêu ấy.
Đừng vì thất bại mà chùn bước, bạn không bắt đầu lại thì làm sao để có thể tiến lên.
Không trì hoãn việc học để đi đến đích của riêng bạn
Giống với việc bạn thi trượt JLPT nhưng không bắt tay ngay vào ôn luyện mà lại trì hoãn chìm đắm trong những nỗi buồn ấy. Vậy khi nào chúng ta mới có thể có được kết quả như ý.
Vậy nên dù có buồn nhưng khi xem lại bài thi và kết quả thi biết mình yếu ở đâu, sai ở đâu thì hãy bắt tay vào học luôn để củng cố kiến thức nhé các bạn.
3.Lên lộ trình học đúng trọng tâm
Yếu ở đâu bổ sung ở đó, lên một lộ trình phù hợp với bản thân để việc ôn thi JLPT những lần sau đó đúng trọng tâm hơn.
Giống với tất cả các kì thi kiến thức lúc nào cũng rất rộng, nhưng làm sao để học vào trọng tâm để khi đi thi không lo trượt thì phụ thuộc vào bản thân người học đã có lộ trình hợp lý hay chưa?
Một ngày học bao nhiêu tiếng, học phần nào vào lúc nào? Tất cả đều cần lộ trình.
Ví dụ: 1 tuần 7 ngày, chia ra thứ 2 học từ vựng, thứ 4 học ngữ pháp, thứ 6 học kanji. Thứ 3 học đọc, thứ 5 học nghe. Thứ 7 chủ nhật ôn lại những kiến thức đã học. Mỗi ngày nên học tối thiểu 2 tiếng để đảm bảo lượng kiến thức được đầy đủ.
Quan trọng nhất là phải duy trì việc học thường xuyên.
Động lực học là thứ mà bản thân mỗi chúng ta sẽ tự tạo nên, quan trọng nhất vẫn là sự quyết tâm cao độ để đến được mục tiêu đề ra. Ai cũng có những lúc mệt mỏi, những lúc stress nhưng gạt bỏ chúng sang một bên và lên dây cót để chạy về đích đến của riêng mình thôi nào!