JLPT là một kỳ thi để kiểm tra trình độ tiếng Nhật của người nước ngoài. Một năm kì thi này sẽ được tổ chức 2 lần vào chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12. Gồm có 5 cấp độ thi là N5, N4, N3, N2, N1. Với 3 kỹ năng là Moji Goi (chữ hán, từ vựng, ngữ pháp), Đọc hiểu và Nghe hiểu. Mỗi cấp độ sẽ có quy định về thời gian thi và độ dài ngắn đề thi khác nhau. Nhưng bất kể là đăng ký thi JLPT ở cấp độ nào, nếu các bạn muốn đạt điểm cao, thì đều phải lên kế hoạch luyện thi thật chăm chỉ và chi tiết. Sau đây là một số gợi ý và Kinh nghiệm học tiếng Nhật giúp bạn tự tin đạt điểm cao trong kỳ thi JLPT:

I.Về chuẩn bị trước ngày thi

Về chuẩn bị trước ngày thi, các bạn nên ngủ đủ giấc và chuẩn bị hết những thứ cần mang đi từ buổi tối hôm trước. Sắp xếp mọi thứ gọn gàng để hôm sau ngủ dậy ăn sáng đầy đủ rồi chỉ việc kiểm tra lại xem đủ đồ chưa rồi xách ba lô đi thi. Tránh trường hợp sáng ra ngủ dậy mới chuẩn bị rồi nhớ nhớ quên quên đến địa điểm thi mới phát hiện không mang phiếu dự thi, không mang tẩy, bút chì… Sẽ rất phiền phức gây ảnh hưởng đến tâm lý trước khi bước vào phòng thi.
Xem thêm: Những lưu ý khi đi thi JLPT tại Nhật
Vật dụng thiết yếu khi đi thi JLPT tại Nhật

II. Về kinh nghiệm làm bài thi

1.PHẦN MOJIGOI:

Bạn phải thường xuyên dành thời gian rèn luyện đầy đủ phần kiến thức của cả chữ hán, từ vựng và ngữ pháp nhiều nhất có thể. Ở bài phần thi moji goi của JLPT có thời hạn rất ngắn, chính vì thế nếu không nắm chắc kiến thức thì khi làm bài các bạn sẽ bị mất quá nhiều thời gian, sẽ bị quá giờ của phần đọc hiểu đối với cấp độ N2, N1. Và gây nên tâm lý hoang mang khi sang các phần thi Đọc hiểu và Nghe hiểu ở phần thi tiếp theo.

-Kinh nghiệm về phần này đó là các bạn cần để ý trường âm và âm ngắt đối với phần đọc chữ hán, bởi đọc chữ hán dễ mất điểm nhất chính là trường âm và âm ngắt. Có rất nhiều bạn đã phải tiếc nuối vì quên trường âm nên khoanh sai, hoặc cứ nghĩ rằng không có âm ngắt nên  chọn đáp án sai. Nên cần đặc biệt lưu ý vấn đề này.

Để tránh sai lầm không đáng có này, các bạn cần luyện phát âm ngay từ khi học chữ hán, bởi chỉ cần phát âm đúng thì khi nhìn đề và đọc lên là các bạn sẽ biết được cách đọc của chữ hán này có âm ngắt và trường âm hay không. Chính vì thế trong quá trình học chữ hán và từ vựng các bạn nên kết hợp nghe file audio để có thể học được cũng như quen được cách phát âm chuẩn như người bản xứ nhé.

Phần thi chữ Hán dễ gây nhầm lẫn

-Tiếp đến về từ vựng sẽ có điền vào chỗ trống và cách dùng của từ, khi gặp những mondai này các bạn cần dịch câu để có thể điền thật chính xác nhé.

-Với mondai cách dùng của từ, phần này rất nhiều bạn chọn sai, một mẹo nhỏ để có thể chọn đúng đó là khi học từ vựng các bạn nên học theo cụm đi kèm. Ví dụ ちっともsẽ hay đi với thể ない. Đấy khi học theo cụm như vậy thì kể cả trong trường hợp dịch 4 câu đều hợp lý thì các bạn chỉ cần nhìn cụm mà từ ấy hay dùng là có thể tự tin khoanh đáp án được rồi.

-Với ngữ pháp thì cũng học những cụm đi kèm, ví dụ như cụm 必ずしも~とは限らない chỉ cần thấy đủ dấu hiệu là các bạn có thể chọn được.

Hoặc các bạn có thể dùng cách kết hợp để chọn ngữ pháp nếu trong câu có hai ngữ pháp mang nghĩa giống nhau nhé. Với điều này thì trong quá trình học các bạn nhớ học cả cách kết hợp của ngữ pháp nha.

-Với bài điền sao các bạn có thể làm đầu, làm cuối trước rồi ghép 2 vị trí ở giữa hoặc chọn các cụm hay đi với nhau ghép trước và sắp xếp các từ còn lại. Quan trọng nhất là phải nhìn từ họ cho và đoán được ý của câu để sắp cho hợp lý.

2. PHẦN NGHE

Với những bạn ở Nhật lâu năm thì nghe là phần rất dễ, nhưng với những bạn ở Việt do môi trường không được tiếp xúc nhiều với người Nhật nên rất dễ chọn sai vì không quen phát âm. Tuy nhiên để khắc phục các bạn nào yếu nghe nên dành nhiều thời gian để luyện nghe, kể cả xem phim hay nghe nhạc thì cũng là 1 cách học nghe khá hiệu quả.

Nếu không chịu luyện nghe nhiều thì chắc chắn các bạn nghe sẽ không hiểu bởi tốc độ và phát âm của người nói sẽ khác nhau và mức độ khó tăng dần nên bạn phải rèn luyện cho mình khả năng nghe được nhiều loại giọng, tập trung nghe được các từ khóa để trả lời câu hỏi. 

Trong quá trình luyện nghe các bạn cần luyện tập một cách cẩn thận từ đầu đến cuối. Đừng để hào hứng đoạn đầu rồi đoạn sau lại vừa nghe vừa làm việc khác.
Xem thêm: Làm thế nào để nghe tiếng Nhật tốt hơn

3. PHẦN ĐỌC

Đọc có lẽ là phần khó nhất trong các phần của bài thi JLPT. Bởi ở phần nghe, không nhiều bạn bị điểm liệt bằng phần đọc, có một điều rất trớ trêu đó là nhiều bạn đủ điểm đỗ JLPT nhưng lại liệt đọc hiểu nên vẫn trượt kì thi này. Sau đây, Dũng Mori sẽ chia sẻ các bí kíp giúp tăng điểm cho phần thi đọc hiểu này nhé:

- Đọc lướt câu hỏi trước khi đọc vào bài để có cái nhìn toàn cảnh: ai, cái gì, bao nhiêu, tại sao, ở đâu, khi nào…từ đó tập trung được vào phần cần trả lời cho câu hỏi. Đọc lướt để tìm các từ nối, bởi đằng sau các từ nối thông thường sẽ có gợi ý về đáp án, tuy nhiên các bạn vẫn cần đọc lại 1 lần để hiểu kỹ ý tác giả tránh bị đánh lừa nhé.

- Thứ tự làm bài: Có thể làm cuối lên, nghĩa là làm các bài tìm kiếm thông tin trước, bởi bài này không khó các bạn chỉ cần tìm kỹ là sẽ ra đáp án, không có đánh đố quá nhiều. Bài này đòi hỏi bạn tìm kiếm cẩn thận, đối chiếu giữa đáp án với bài. Cách tốt nhất là chọn đáp án phải biết được các đáp án còn lại tại sao sai từ đó sẽ tăng tỉ lệ đúng cho đáp án mình chọn và cũng yên tâm hơn.

- Rèn luyện hàng ngày: Cũng như phần nghe, các bạn phải rèn luyện đọc hàng ngày. Đọc mọi vấn đề của cuộc sống, học tập, chính trị, văn hóa… để nâng cao kiến thức và vốn từ vựng.

Xem thêm: Các LIÊN TỪ QUAN TRỌNG khi làm bài đọc hiểu JLPT
Làm thế nào để tránh LIỆT ĐỌC HIỂU trong kì thi JLPT
Kinh nghiệm tăng điểm thi JLPT trong một tháng cuối

Như vậy là Dũng Mori đã chia sẻ chi tiết kinh nghiệm cho từng phần thi rồi đó. Hãy áp dụng những kinh nghiệm trên để làm bài thi JLPT thật tốt các bạn nhé!

Để biết thêm chi tiết về các khóa học và chương trình ưu đãi xin liên hệ: https://m.me/dungmori các bạn nha!